Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Hướng dẫn làm bánh gai ngon chuẩn vị

Tự làm bánh gai đúng chuẩn
Bánh gai hay bánh ít lá gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám. Bánh có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính, với vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh.

Nguyên liệu

- 500g bột nếp
- 100g bột sắn
- 400g lá gai
- 350g đậu xanh
- 300g đường trắng
- 100g dừa khô nạo
- 100g mỡ gáy heo
- 20g vừng rang
- 20ml nước bưởi
- Lá chuối tươi
- Lạt tre
- Xửng hấp
- Dầu ăn

Bánh ngon tuổi thơ

Cách làm

Bước 1: Lá gai chọn lá không quá non hoặc quá già, tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, đem luộc chín cho thật mềm rồi bỏ vào cối giã nhỏ hoặc dùng máy xay sinh tố xay mịn (vớt ra ráo nước rồi mới giã các bạn nhé). Đun sôi ½ đường với 250ml nước để nguội, sau đó trộn bột nếp, bột sắn vào lá gai giã nhuyễn ở trên rồi rưới nước đường đun sôi vào thật từ từ, nhào cho bột mịn, dẻo là được.

Qùa vặt tuổi thơ

Bước 2:

Làm nhân bánh: đỗ xanh mua loại không có vỏ, đem ngâm với nước nóng khoảng 2 tiếng, nấu chín, làm nhuyễn ra. Dừa nạo nhúng qua nước sôi để ráo, còn thịt mỡ luộc chín, thái miếng nhỏ rồi trộn với đường cho tới khi đường tan chảy, mỡ trong thì vớt ra bỏ nước đường. Trộn đỗ xanh, mỡ và dừa vào với nhau để làm nhân, thêm chút đường và nước tinh dầu hoa bưởi cho thơm.

Bánh gai ngon cho cả nhà

Bước 3:

 Cuối cùng tiến hành gói bánh: lá chuối lấy về rửa sạch, phơi khô hoặc hơ qua lửa cho lá mềm ra để dễ gói bánh. Bạn lấy một chút bột kích thước tùy ý, lặn như làm bánh rán, làm mỏng bột ra và cho nhân vào giữa, sau đó gói kín nhân lại, ấn dẹp xuống, rắc ít vừng lên trên mặt bánh, cuối cùng bọc kín bằng lá chuối, bó chặt bằng lạt, đem hấp khoảng 30 phút sau khi nước sôi là được.

Dùng lá chuối để gói bánh

Về Blog

Xin chào mọi người,

Tớ là Yến, hiện đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Tài Chính - Marketing. Tớ rất thích nấu ăn và sưu tầm các món ăn ngon để thỉnh thoảng có thời gian lại mày mò làm thử.

Tự làm các món ăn ngon

Ban đầu, tớ lập blog này chủ yếu vì môn học chuyên ngành của tớ thôi, nhưng càng làm tớ lại càng thấy thú vị. Tớ hay chia sẻ các bài viết về tường của mình, nhưng qua một thời gian tìm lại rất khó khăn, gần như là trôi đi đâu hết mọi người ạ, mỗi lần nấu tớ lại phải lên mạng tìm lại từ đầu.

Tớ không có lò nướng nên hầu hết các món tớ muốn lưu lại đều là các công thức cực kì dễ làm, các bước thực hiện đều có hướng dẫn bằng hình ảnh cụ thể. Các món ăn vặt gắn liền với ký ức tuổi thơ luôn được tớ ưu tiên hàng đầu, việc này không những giúp tớ học được nhiều món mới, mà còn đem lại rất nhiều kiến thức về văn hóa ẩm thực nhiều vùng miền khác nhau.

Nếu có thắc mắc về các món ăn tớ đã đăng hay yêu cầu tớ tìm thêm công thức các món mà bạn thích. Đừng ngần ngại comment bên dưới nhé! Tớ sẽ trả lời tất cả các yêu cầu của các bạn.

Làm chè kho - Đem tết xưa về nhà

Chè kho nức tiếng từ làng quê đến phố thị

Chè kho là món ăn truyền thống của miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thường có trên mâm cỗ cúng ông bà trong những ngày Tết Nguyên Đán. Hương vị là sự hòa quyện của vị ngọt bùi từ đỗ xanh và mùi hương thoang thoảng của hoa bưởi, ăn vào miệng cảm nhận được ngay vị ngọt mát và mềm mịn trên đầu lưỡi.
Hôm nay hãy cùng Yến vào bếp chiêu đãi cả gia đình món ăn đậm vị truyền thống này nhé!

Nguyên liệu

- 300g đỗ xanh
- 150g đường
- 1 chút vừng trắng
- 1 chút vani (nếu có)
- 1 chút muối

Nguyên liệu cơ bản để làm chè kho

Cách làm:

Bước 1: Đỗ xanh sát vỏ ngâm khoảng 4-5 tiếng để hạt đỗ nở mềm (ngoài ra có thể ngâm đỗ xanh với nước ấm nhé).

Đỗ xanh ngon

Bước 2: Rửa sạch đỗ lần nữa cho vào xửng hấp chín cùng một chút muối

Hấp đỗ xanh trước khi nấu chè kho

Bước 4: Khi đỗ chín và còn nóng dùng muôi cán mềm, tơi.

Làm tơi đậu để thành phẩm ngon hơn

Bước 5: Rây qua rây một lần nữa cho thật mịn.

Lọc mịn đậu đã hấp

Bước 6: Rang chín vừng trắng.

Rang mè để rắc lên mặt chè

Bước 7: Hòa một ít nước với 150 g đường đun sôi.

Nấu nước đường ngon

Bước 8: Cho đỗ xanh vào khuấy đều tay. Khuấy liên tục để chè không bị cháy.

Bước cuối cùng để có món chè kho ngon

Bước 9: Khi nước cạn, đỗ và nước đường quyện vào nhau sền sệt tắt bếp cho chè kho ra khuôn, rắc ít vừng rang lên trên mặt.
Chè kho không cần bảo quản trong tủ lạnh mà có thể để vài ngày trong thời tiết lạnh giá bởi là món có lượng đường tương đối nhiều. Nhâm nhi một miếng chè kho cùng tách chà nóng còn gì tuyệt hơn bạn nhỉ!

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Cách nấu chè kê dẻo thơm

Mình vẫn nhớ hồi nhỏ mỗi lần bà nội gửi vào ít hạt kê, mẹ mình hay nấu vài bát chè kê nóng để cả nhà cùng ăn. Vị ngọt bùi của chè kê lúc ấy khó lẫn đi đâu được, bay giờ dù không được ăn nữa nhưng mình vẫn muốn sưu tầm lại một vài công thức đặc biệt để sau này có dịp nhất định sẽ dùng tới.
Cách nấu chè kê ngon

Nguyên liệu

- 200g hạt kê
- 300g đậu xanh
- 200g đường phèn

Cách làm

- Đậu xanh và hạt kê cho vào nước ngâm khoảng 3 tiếng cho nở. Nhớ ngâm riêng nhé.

Cách ngâm hạt kê

- Đãi sạch, đặc biệt hạt kê rất sạn, bạn nhớ rửa thật sạch.
- Đậu vớt ra bỏ vào nồi, thêm 1 ít muối, ninh nhừ.

Nấu đỗ xanh ngon

- Đậu chín thì dùng thìa đánh tan, hoặc xay nhuyễn.

Xay nhuyễn hoặc đánh cho tơi để món chè kê ngon hơn

- Đổ 1 lít nước cho kê và đậu xanh vào chung, nấu cho nhừ. 

Nấu chè kê ngon

- Thêm đường phèn để chè có vị ngọt mát. 
Nêm nếm cho vừa vị

Như vậy là món chè kê đã hoàn thành rồi đó, cực kì đơn giản phải không!
Chúc các bạn thành công với món ăn rất dẽ làm này.
Nguồn tham khảo: cachnauan.net

Xem thêm 
Làm chè kho - Đem tết xưa về nhà